Trong bài viết trước, chúng ta đã thấy được quả khế có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, tốt cho hệ tuần hoàn, tốt cho phụ nữ mang thai, hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường và dùng làm thuốc trong y học cổ truyền. Dù vậy, tác hại của quả khế cũng không phải là ít. Nếu bạn không chú ý khi ăn khế rất có thể khiến ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vì thế, nếu bạn chưa biết những tác hại của quả khế thì hãy xem ngay bài viết này để hiểu rõ hơn và biết những ai cần tránh ăn khế.
- Nhiệt độ sấy khế phù hợp cho sấy dẻo và sấy khô giòn
- Tác dụng của quả khế, ăn khế chua có tác dụng gì
- Quả hồng xiêm và tác dụng của quả hồng xiêm bạn nên biết
- Tác dụng từ củ riềng – không chỉ để ăn mà còn chữa nhiều bệnh
Các nội dung chính trong bài viết
Tác hại của quả khế, những ai nên tránh ăn khế
1. Tăng đường huyết
Lượng đường trong các loại khế chua hay khế cơm khá ít và gần như không đáng kể. Tuy nhiên, lượng đường trong các loại khế ngọt lại tương đối nhiều. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về bệnh tiểu đường thì nên hạn chế ăn khế ngọt vì loại khế này sẽ làm bạn bị tăng đường huyết nếu ăn nhiều. Ngược lại, khế chua và khế cơm lại có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt. Đây là một tác hại của khế ngọt các bạn nên tránh nếu bị tiểu đường hoặc các vấn đề liên quan đến đường huyết.
2. Đau dạ dày
Trong quả khế có chứa hàm lượng vitamin C rất cao nên rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn ăn khế vào lúc đói thì lượng vitamin C này lại không hề tốt vì nó kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị hơn. Thường xuyên ăn khế khi đói sẽ khiến bạn dễ mắc các bệnh liên quan đến dạ dày như loét dạ dày, thành tá tràng. Bên cạnh đó, khế chua cũng là một thực phẩm mà những người đau dạ dày nên tránh. Vị chua trong khế chắc chắn sẽ là ác mộng với những ai bị đau dạ dày.
3. Gây khó tiêu
Hàm lượng chất xơ trong quả khế khá cao nên ăn khế tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều khế sẽ khiến lượng chất xơ trở nên quá nhiều dẫn đến cản trở tiêu hóa chứ không hỗ trợ tiêu hóa nữa. Đây là lý do khi bạn ăn quá nhiều rau xanh hay trái cây thì sẽ dễ dẫn đến triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.
4. Gây sỏi thận
Trong quả khế có chứa hàm lượng nhỏ axit oxalic. Loại axit này là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận ở người. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lượng axit oxalic này không ảnh hưởng gì tới cơ thể khi chúng ta ăn khế nhưng đối với những người thận yếu sẽ không đào thải được loại axit này và dễ dẫn tới tình trạng bị sỏi thận.
5. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Theo các nghiên cứu đã được công bố về thành phần trong quả khế thì các nhà khoa học đã phát hiện ra một chất gọi là neurotoxin. Đây là một chất được biết đến là có thể gây ảnh hưởng tới não bộ làm rối loạn thần kinh. Khi ăn khế, neurotoxin sẽ bị cơ thể coi là một chất độc và đào thải ra bên ngoài rất dễ dàng. Nhưng trong trường hợp với những người bị vấn đề về thận thì lại khác, neurotoxin không bị đào thải ra bên ngoài mà vẫn giữ trong cơ thể có thể khiến cơ thể bị ngộ độc với các triệu chứng liên quan đến thần kinh như co giật, hoa mắt chóng mặt, xuất hiện ảo giác, … Các bạn chú ý là các triệu chứng này là trường hợp bị ngộ độc neurotoxin rất nặng, còn đối với người bình thường thì dù ăn no khế cũng không có vấn đề gì về thần kinh đâu.
6. Giảm tác dụng của thuốc
Khế là một vị thuốc trong đông y và đương nhiên khi kết hợp với tây y thì nó cũng có những ảnh hưởng nhất định đến tác dụng của thuốc tây y. Chính vì thế, nếu bạn đang trong quá trình điều trị phải uống thuốc thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ về các loại hoa quả nên tránh trong quá trình sử dụng thuốc.
Những ai nên tránh ăn khế
Với những tác hại của quả khế vừa nêu trên, có thể thấy rằng tuy quả khế cũng có những mặt trái nhưng đa phần mọi người đều có thể ăn khế. Một số trường hợp nên tránh ăn khế có thể kể ra như:
- Bị tiểu đường không nên ăn khế ngọt
- Bị đau dạ dày không nên ăn khế chua
- Người bị thận không nên ăn khế (cả ngọt và chua)
- Không nên ăn khế khi đói
- Không nên ăn khế khi đang uống thuốc tây y hoặc đông y
Với những chú ý trên, các bạn cũng không nên quá lo lắng về tác hại của quả khế vì đối với người khỏe mạnh thì ăn nhiều khế một chút cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn bị bệnh thì nên chú ý tới chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe vì không phải người bệnh nào cũng có thể ăn được khế.
Ý kiến bạn đọc (0)