Chúng ta cứ tưởng rằng khi ai cũng có tài sản giá trị lớn như ngôi nhà lớn, nhiều bđs thì sẽ có nền kinh tế hùng mạnh bởi sự tăng trưởng GDP, có lĩnh vực BĐS phát triển. Nhưng thực chất không phải, một nền kinh tế mạnh, hùng cường là phải dựa vào sản xuất hàng hóa tiêu dùng mạnh và chi tiêu mạnh của người dân. Bạn có cái nhà 10 tỷ để ở nhưng tiền mặt thì ít, chi phí hàng ngày còn thiếu hụt thì đâu có gọi là giàu. Đó là vấn đề xấu của các nền kinh tế dựa vào BĐS, vì vậy, muốn kinh tế mạnh thì phải dựa vào dòng tiền chi tiêu.
Một quốc gia với quy mô nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Mỹ, nhưng khi khủng hoảng xảy ra thì Mỹ vất bứt phát còn Trung quốc thì chìm vào suy thoái từ năm 2018 đến 2025 chưa kết thúc. Vậy sự khác nhau nằm ở đâu, đó chính là sức mạnh của tiêu dùng nội địa, khi người dân có văn hóa, có thói quen tiêu dùng mạnh thì bao nhiêu sản lượng hàng hóa tạo ra đều được hấp thụ nhanh chóng, và tăng nhập khẩu hàng tiêu dùng. Do vậy, dù kinh tế thế giới có khủng hoảng suy thoái thì các quốc gia tiêu dùng mạnh cũng ít bị ảnh hưởng hơn các quốc gia chỉ mạnh về xuất khẩu. Dòng tiền tiêu dùng chính là mấu chốt, là sức mạnh của nền kinh tế.
Nền kinh tế Trung quốc với sức mạnh là xuất khẩu, là công xưởng sản xuất của thế giới, tất nhiên là hiện nay đã phát triển mạnh về công nghệ để giảm phụ thuộc phương tây, nhưng với cuộc khủng hoảng kinh tế 2020-2024, sau dịch bệnh và chiến tranh thương mại thì chúng ta đã thấy TQ vẫn đang bế tắc, trì trệ sản xuất bởi sản lượng sản xuất dư thừa mạnh, tiêu dùng nội địa yếu, các nước giảm nhập khẩu hoặc tăng thuế. Chính bởi người dân có thói quen tích trữ tài sản, tăng tiết kiệm, chuyển dịch tài sản ra nước ngoài để phòng rủi ro, nên mặc dù TQ vẫn là nước mạnh nhưng đang rơi vào đình lạm (lạm phát kèm trì trệ).
Dòng tiền chi tiêu là dòng tiền tạo ra thu nhập thực sự cho nền kinh tế, còn tiền để trong BĐS thì được gọi là tài sản nhưng nó không tạo ra sức mạnh cho tiêu dùng. Chi tiêu là cách để tiền từ trong Dân được đẩy ra nền kinh tế, chúng ta mua hàng thì tiền đó chạy về doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và tiếp tục được tái đầu tư sản xuất. Nếu tiền không được chi tiêu thì dòng tiền bị đứt quãng, mọi hoạt động trong nền kinh tế đều sẽ bị ngừng trệ, do vậy dù người dân có tài sản lớn mà không chi tiêu thì nền kinh tế cũng suy yếu.
Tại VN, chúng ta thường thấy TPHCM có mức chi tiêu mạnh hơn, người dân TPHCM cũng ít tiết kiệm hơn, tùy vào quan điểm từng vùng miền, nhưng nhìn chung người miền Bắc thường nghĩ người miền nam không biết tiết kiệm. Điều đó cũng có cái đúng bởi khi nền kinh tế suy thoái thì có khoản tiết kiệm sẽ tốt hơn, nhưng xét về mặt kinh tế thì rõ ràng TPHCM sẽ tạo ra mức thu nhập cao, nhiều cơ hội làm ăn cho người sản xuất, Doanh nghiệp sản xuất.
Năm 2024, chúng ta thấy tình trạng các shop mặt đường tại TPHCM bỏ không hàng loạt, đó chính là hệ quả của tiêu dùng yếu, thu nhập không theo kịp giá vốn, giá thuê mặt bằng thì tăng cao trong khi tiêu dùng yếu, thu nhập người dân giảm sút, bởi vậy việc thuê mặt bằng kinh doanh trong giai đoạn này sẽ không mang lại lợi nhuận.
Như vậy chúng ta đã thấy rằng DÒNG TIỀN CHI TIÊU là rất quan trọng, nếu chúng ta muốn KHỞI NGHIỆP thì cần hiểu về nền kinh tế và thời điểm mà dòng tiền chi tiêu bắt đầu chu kỳ tăng trở lại. Nếu vòng quay tiền đã đạt đỉnh, tức là thời điểm mà các thị trường nợ tăng mạnh, vay nợ nhiều, thì đó là đỉnh kinh tế, chúng ta không nên đầu tư giai đoạn này. Các nguồn vốn ngoại đầu tư vào VN mạnh hay yếu sẽ dựa vào sức mạnh của tiêu dùng trong nước, muốn thu hút vốn ngoại thì phải thúc đẩy tiêu dùng.
Ý kiến bạn đọc (0)