Chúng ta thường nói với nhau rau, hay là dạy con cái rằng, kiếm tiền mới là việc quan trọng, khi có nhiều tiền thì làm gì cũng được, mua gì cũng vô tư không cần tính toán. Nhưng đó là điều sai, đó mới chỉ là hệ quy chiếu ở cấp cá nhân, và càng sai hơn khi xem xét ở cấp quốc gia tiêu tiền. Tiêu tiền khó hơn kiếm tiền rất nhiều, đó mới là điều chúng ta cần tìm hiểu, vì sao ?
Về cơ bản, cách tiêu tiền đúng cách thì ở cấp độ cá nhân, gia đình, doanh nghiệp hay một quốc gia tiêu tiền cũng tương tự nhau. Sự khác nhau mà chúng ta thấy chỉ là do cá nhân chúng ta đa phần đang hiểu sai, làm sai mà thôi. Với cá nhân con người, thường nghĩ rằng kiếm tiền là quan trọng, cứ có tiền thì tiêu gì chả được, mua nhà mua xe mua đồ hiệu…tuy sở thích. Nhưng với những cơ chế ẩn nào đó mà đa phần người dân sẽ vướng vào chuyện tiêu trước trả sau, tức là nợ vay tiêu dùng, nợ vay mua nhà mua xe. Khi vấn đề vay tiêu dùng bị đẩy lên quá mức thì rồi sẽ tới lúc mỗi gia đình, cá nhân sẽ gặp phải tình trạng vỡ nợ xảy ra rất nhiều giống như các nước phát triển hiện nay, Hàn quốc, nhật bản là một số ví dụ khi nợ gia đình đã cao hơn thu nhập. Hiểu khoa học tài chính để có kiến thức tài chính cá nhân, biết cách tiêu tiền hiệu quả.
Tiên tiền khó hơn kiếm tiền, chúng ta phải hiểu như vậy để thay đổi suy nghĩ trong cách kiếm tiền và tiêu tiền. Một quốc gia tiêu tiền cần phải chi đúng chỗ, đúng lĩnh vực, đúng người thì nguồn tiền chi ra mới có hiệu quả cho nền kinh tế, không gây lạm phát, tham nhũng…
Cá nhân kiếm tiền bằng cách đi làm để có thu nhập, vay nợ để tiêu dùng, tiêu tiền vào cuộc sống hàng ngày, mua nhà, mua xe, điện thoại và có tiền tiết kiệm để đầu tư gì đó hoặc tích cóp cho về già.
Quốc gia kiếm tiền từ nhiều nguồn, bao gồm thuế, đầu tư vốn nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng và cả vốn vay nước ngoài, còn tiêu tiền là đầu tư cho các công trình trọng điểm quốc gia, đầu tư mở mang lĩnh vực mới, công nghệ cao, đầu tư cho các doanh nghiệp trọng điểm, và cho người dân vay tiền để phát triển kinh tế tư nhân….
Như vậy, cả cá nhân và cấp quốc gia đều phải có nguồn thu và nguồn chi. Cá nhân có thể chi tiêu thỏa thích để đáp ứng nhu cầu cá nhân, có thể có lợi ích lâu dài hoặc chỉ trước mắt, nếu chi tiêu mua sắm không tốt thì cũng nhanh rỗng túi nhưng không làm ảnh hưởng quá nhiều tới nền kinh tế. Còn cấp quốc gia tiêu tiền thì phải lựa chọn đúng lĩnh vực, đúng khu vực, đúng tổ chức, đúng người đủ khả năng nhận tiền để phát triển kinh tế. Nếu chi tiêu sai sẽ gây lãng phí, gây lạm phát cao, gây tham nhũng, gây bất ổn xã hội và chính trị.
Mỗi đồng tiền mà chúng ta kiếm được sẽ có vai trò như một hạt giống cho tương lai, do vậy nếu tiêu quá lãng phí mà không có đầu tư, không có gieo hạt thì tương lai sẽ khó có tích lũy đủ tốt và có những nguồn thu nhập thụ động phù hợp. Tiêu tiền khó hơn kiếm tiền là như vậy, cá nhân không thể tự in tiền mà phải bỏ sức lao động ra để kiếm tiền, vì vậy tiền có giá trị nhờ giá trị thặng dư của lao động. Quốc gia cũng không thể in tiền vô tội vạ mà phải dựa vạo thặng dư của người dân tạo ra để in tiền, dựa vào tài nguyên mới, sản phẩm mới, ngoại tệ mới, thì như thế đồng tiền mới có giá trị cao.
Ý kiến bạn đọc (0)