Xã hội VN rồi cũng giống như một số nước phát triển tại châu Á như Hàn quốc, nhật, TQ, Hong Kong… khi mà nền kinh tế đã có mức tăng trưởng mạnh, đẩy giá BĐS lên quá cao, người dân trung bình sẽ rất khó hoặc không thể sở hữu được một căn nhà, trừ khi về các vùng nông thôn xa xôi. Do đó, giới trẻ, sinh viên nói chung đều sẽ phải chịu những áp lực cực lớn từ xã hội hiện đại. Trầm cảm, stress, thất vọng, chán nản…là những cảm xúc của người trẻ thất bại, vì thế chung ta cần phải giữ cho tâm lý được thoải mái, vững vàng, có định hướng để chiến đấu với cuộc sống áp lực này. Người trẻ cần phải hiểu về quy luật của thế giới, thay vì nhìn vào cái điện thoại suốt ngày.
Xã hội này, thế giới này dù đã trải qua hàng nghìn năm phát triển, nhưng bản chất của nó liệu có thay đổi ? Ngày nay hay ngày xưa, từ thời phong kiến cho tới hiện đại, dân chủ, thì bản chất của xã hội loại người vẫn vậy, gồm 2 nhóm thống trị và bị trị, dù có thay đổi theo hình thức nào thì bản chất vẫn thế. Chỉ là chúng ta có hiểu nó hay không mà thôi, nhưng đó là vấn đề chung, giới trẻ dù là thời kỳ nào thì cũng luôn có áp lực cuộc sống. Nhưng khi thế giới càng phát triển thì có những tài sản ngày càng tăng giá rất mạnh so với mức thu nhập trung bình của người dân, do đó áp lực an cư lạc nghiệp ngày càng bị đè nặng hơn và xảy ra sớm hơn.
NHƯNG, để giúp cho giới trẻ có được cái nhìn xa hơn, tương lai rõ ràng hơn, khi nào nên làm gì, khi nào không, thì giới trẻ hãy dành thời gian để tìm hiểu, hiểu sâu sắc những vấn đề của thế giới này, đó là hiểu KHOA HỌC TÀI CHÍNH, chu kỳ kinh tế, học lịch sử, vì sao có chiến tranh thế giới 1, 2 hay sắp tới là 3. Vì sao có khủng hoảng, vì sao có dịch bệnh, vì sao xảy ra chiến tranh UK – NGA, vì sao có chiến tranh trung đông….rất nhiều thứ VÌ SAO tưởng chửng nó chả liên quan gì tới VN, tới đời sống con người VN, nhưng thực chất thì mọi vấn đề trên thế giới hiện đại đều ảnh hưởng tới VN, tới bát cơm người dân, chỉ là do người dân không hiểu mà thôi.
Khoan hãy nói tới bản chất đó vì nó quá phức tạp và nhạy cảm, là một người trẻ, chúng ta cần hiểu các mục sau để có cuộc sống vững vàng hơn. (đoạn này sưu tầm)
- Sai thì sửa, ngã thì đứng dậy, không biết thì hỏi chứ không đi thì chả bao giờ tới đích
- Đừng quá chìm đắm vào lời khen mà người khác dành cho bạn, cứ làm tốt việc mình là được.
- Không có việc nào không làm tốt được, chỉ có người không làm tốt việc mà thôi!
- Đừng có “nằm mơ bắt con tưởng bở”. Đời này chả ai cho không ai cái gì, muốn thì tự mình đoạt lấy.
- Khi đã xác định được chuyện mà mình muốn làm rồi, hãy chỉ nghĩ đến chiến thắng, đừng nghĩ mình sẽ thua.
- Một bước theo không kịp thì mọi bước cũng sẽ theo không kịp. Cho nên, đừng lười biếng!
- Đối với người trẻ mà nói, nhẫn nại là vô cùng quan trọng, chậm mà chắc! đừng vì mọi người mua nhà sớm mà mình phải vay tiền nhiều để mua nhà bằng mọi cách, một khi khủng hoảng kinh tế xảy ra thì phải bán nhà trả nợ đó nhé, đừng tưởng đơn giản.
- Khó khăn đầy rẫy ra đấy. Muốn thành công thì học cách vượt qua nó, kiên trì và bớt than thở. Ngoài đường đầy kẻ suốt ngày chỉ biết than thở, làm thì chẳng làm.
- Thế giới này ngoài gia đình ra, sẽ không ai dung túng cho bạn. Họ không vì bạn vấp ngã mà thấy tội nghiệp hay vì bạn khóc lóc mà nương nhẹ tay. Thế giới này tàn khốc lắm, bạn cần phải có bản lĩnh của mình, nếu không không ai giúp được bạn đâu.
Đó là những điều mà người trẻ cần phải hiểu, cần phải vững vàng tâm lý, phải có tri thức để nhìn rõ tương lai gần, nền kinh tế không phải lúc nào cũng đi lên, có lên có xuống, lúc lên thì mọi người kiếm tiền dễ dàng, lúc xuống thì chỉ lo bữa cơm qua ngày cũng khó. Khi kinh tế đi lên 3-5 năm, mọi người tưởng mọi thứ sẽ dễ dàng, làm gì cũng thắng, làm gì cũng lương cao, vay ngân hàng nhiều tiền để mua nhà mua xe….nhưng rồi đùng một cái, LS tăng, BĐS vỡ, CK vỡ, thất nghiệp tràn lan, thế là BĐS bán không được, vỡ nợ.
Ý kiến bạn đọc (0)