Lạm phát là do tình trạng thừa tiền, thiếu hàng. Tiền thì nhiều nhưng chôn hết vào các loại tài sản đầu cơ rồi, nên DN, người lao động…thiếu vốn, thiếu hàng => sản lượng hàng hoá giảm sẽ dẫn tới giá tăng. Vậy thì ta “nhanh trí” xoá bớt tiền, là giảm lạm phát. Như vậy là giảm phát nhé ! Kinh tế không lạm phát thì giảm phát, chúng ta sẽ phân tích sơ sơ về 2 trường hợp xảy ra tình trạng lạm phát.
Có nhiều khái niệm cơ bản, hay các tình huống cơ bản mà đa số người dân không hiểu, khó hiểu nên thiếu nhận định đúng khi gặp các tình huống khác nhau của nền kinh tế. Ví dụ, NGÂN HÀNG THỪA TIỀN mà không giải ngân được thì sẽ dẫn tới lạm phát, tại sao nhỉ, thừa tiền trong ngân hàng thôi mà, vậy sao dẫn tới lạm phát. Tiền bơm ra quá nhiều gây lãng phí cũng dẫn tới lạm phát, tiền bị tồn đọng trong ngân hàng quá nhiều mà không bơm ra được cũng dẫn tới lạm phát. VÌ SAO ?
Đó là 2 trường hợp dẫn tới giá hàng hóa tăng cao điển hình.
Trường hợp 1: tiền bơm ra thị trường quá nhiều nhưng lại chạy vào các sản phẩm đầu cơ, gây lãng phí tín dụng, tiền nhiều mà không chạy vào sản xuất hàng hóa, toàn vào BĐS, CK, vàng, nên hàng hóa tiêu dùng phải tăng giá thôi. Để khắc phục tình trạng này thì NHNN sẽ tăng lãi suất, hút bớt tiền về hệ thống ngân hàng, nhưng hệ quả là có thể gây đổ vỡ các bong bóng tài sản đang quá căng. Nhu cầu về hàng hóa tăng cao dẫn tới giá tăng thì gọi là lạm phát cầu kéo, còn trường hợp chi phí sản xuất cao (điện tăng, xăng dầu tăng, giá thuê mặt bằng tăng cao) thì cũng làm cho giá thành phẩm tăng cao, đây gọi là lạm phát chi phí đẩy.
Trường hợp 2: sau khi tiền được hút về nhiều trong hệ thống ngân hàng, nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng trì trệ, phá sản nhiều, hầu hết các ngành nghề lĩnh vực sản xuất đều bị thu hẹp, bởi vậy sản lượng hàng hóa giảm, trở nên khan hiếm hơn trước, điều đó dẫn tới giá hàng hóa tăng cao.
Lạm phát do thừa tiền thiếu hàng là như vậy, một trong hai trường hợp trên đều gây ra tình trạng lạm phát cao, do đó các chính sách của NHNN sẽ điều chỉnh tùy theo từng trường hợp để giảm bớt các mối nguy tiềm tàng cũng như tránh được hệ quả xấu có thể xảy ra. Giống như bộ điều khiển nhiệt độ vậy, dưới tác động từ nhiều yếu tố bên ngoài mà bộ đk sẽ đo đếm liên tục để tăng nhiệt, giảm nhiệt sao cho đáp ứng ổn định thông số yêu cầu.
Khi xảy ra tình trạng giá cả tăng cao, tức lạm phát cao, nếu thu nhập người dân cũng tăng mạnh thì cuộc sống dễ dàng, vui khỏe, còn nếu giá cả tăng mà thu nhập đứng hoặc giảm thì cuộc sống sẽ mệt mỏi, nặng nề, phải tăng tiết kiệm, giảm chi tiêu, càng dẫn tới tình trạng trì trệ của kinh tế. Vì thế, khi các chính sách chống lạm phát quá mức sẽ dẫn tới một giai đoạn không mong muốn của nền kinh tế là GIẢM PHÁT. Khi xảy ra giảm phát thì DN giảm sản xuất, sản lượng hàng hóa giảm, giá cả hàng hóa cũng giảm do chi tiêu rất yếu.
Tại chuyên mục KHỞI NGHIỆP này, chúng tôi cung cấp sơ sơ các thông tin về tài chính vĩ mô để giúp người khởi nghiệp lựa chọn đúng thời điểm thích hợp cho việc triển khai kế hoạch. Chọn sai thời điểm khởi nghiệp, 80% sẽ thất bại.
Ý kiến bạn đọc (0)