Trong kinh tế tài chính có những khái niệm rất khó hiểu, đặc biệt với những người không trong ngành, không được học bài bản về kinh tế chính trị. Nhưng bất kỳ ai có ham thích tìm hiểu tri thức đúng về kinh tế tài chính thì cũng đều có thể thực hiện điều mình muốn. Trong nội dung này chúng ta sẽ thử suy ngẫm về khái niệm tăng trưởng thật và tăng trưởng ảo là như nào nhé.
Khi nói về tăng trưởng, chúng ta cần hiểu tăng trưởng như nào cho đúng thì mới phân tích được. Cơ bản thì tăng trưởng chính là sự gia tăng tài sản hàng năm, GDP là tổng sản phẩm quốc nội hàng năm = Q x P, Q là tổng sản lượng hàng giá có giao dịch, P là giá, GDP = sản lượng x giá (tìm hiểu thêm về phương trình kinh tế). Đó là đối với nền kinh tế 1 quốc gia, vậy đối với 1 cá nhân thì sao, tăng trưởng là sự gia tăng của tài sản hàng năm.
Vậy tăng trưởng thật và tăng trưởng ảo là như nào. Chúng ta lấy hình thức CÁ NHÂN để phân tích cho dễ hình dung. Tăng trưởng thật là sự gia tăng tài sản thật, tức là tiền làm ra được hàng năm bằng chính sức lao động, bằng trí óc,…như làm công nhân, làm kỹ sư, làm kinh doanh buôn bán có lãi thật, làm sản xuất sản phẩm có giao dịch thật…Tăng trưởng ảo cũng là sự gia tăng của tài sản nhưng thông qua việc vay nợ để mua tài sản như đất đai, xe cộ, xây nhà, mở doanh nghiệp…nhưng không tạo ra sản phẩm có giao dịch thật hoặc phần giao dịch thật chiếm tỉ lệ nhỏ.
Ví dụ như bạn có 1 căn nhà và đem thế chấp ngân hàng vay tiền để mua thêm 1 căn nhà khác, thì đó cũng là sự gia tăng tổng tài sản vì có 2 căn nhà, nhưng thực chất là do vay nợ tạo ra nên đó là tăng trưởng ảo. Còn Bạn mua nhà do đã tích lũy đủ tiền sau khi làm ăn, kinh doanh, sản xuất có lợi nhuận sau thuế thì đó là tăng trưởng thật.
Tương tự đối với một công ty, Doanh nghiệp, nền kinh tế của một quốc gia thì cơ bản cũng giống như 1 cá nhân.
- Quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng thật thì phải dựa vào sản xuất hàng hóa có giao dịch thật, có tiêu dùng thật, dựa vào thặng dư của xã hội, hàng hóa xuất khẩu mang ngoại tệ mạnh về cho dự trữ quốc gia.
- Quốc gia có tăng trưởng ảo là chỉ dựa vào sự gia tăng của tiền, của vay nợ (tăng cung tiền vào nền kinh tế) mà không thực sự tạo ra thặng dư lao động cho xã hội, thì tiền đó sẽ chạy vào BĐS, vàng, tạo ra sự tăng trưởng giả tạo thông qua bong bóng BĐS. Khi BĐS vỡ do người dân không còn tài sản thế chấp để tiếp tục đầu tư nữa thì BĐS sẽ đóng băng, kẹt tiền trong nền kinh tế, gây ra khủng hoảng kinh tế.
Với một quốc gia cần tăng trưởng nhanh như Việt Nam để tránh vấn đề chưa giàu đã già thì việc bơm tiền vào nền kinh tế để có tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn sắp tới là không thể trì hoãn. Nhưng bơm tiền thế nào cho hiệu quả thì cần phải có các điều kiện quan trọng.
Tiền gồm 2 loại: tiền mặt và tín dụng (cash và margin), bơm tiền vào nền kinh tế sẽ cần tùy vào từng giai đoạn mà bơm tiền mặt hay bơm tín dụng, điều này là khác nhau. Để có tăng trưởng thật thì phải bơm cash, để có cash thì phải thu thuế và in thêm, vì vậy nhà nước sẽ phải tinh giản mọi vấn đề, xóa bỏ các DN ảo, nợ nhiều…trước khi bơm tiền tạo ra tăng trưởng thật cho đất nước. Các chính sách kinh tế của nhà nước VN luôn hướng tới đời sống của người dân, nhưng để đạt được kết quả thì cần đủ thời gian thực hiện.
Ý kiến bạn đọc (0)