Khi nói tới giá trị thật của một món hàng, chúng ta có rất ít khái niệm về cách xác định giá trị thật mặc dù các công thức tài chính có cách tính toán được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, có nhiều sản phẩm chúng ta không xác định được giá trị thực mà giá trị của nó thay đổi theo thời gian và theo tầng lớp xã hội. Dưới đây là một vài thông tin sưu tầm mà Tôi nghĩ có thể giúp ích cho người đọc, chúng ta cứ nói chờ một món hàng nào đó giảm về giá trị thực rồi mua, đó chỉ là cách nói hùa theo thôi vì chả thể có cái giá đó.
Khi tìm kiếm hay chờ đợi giá trị thật của một món hàng, chúng ta thường thấy có những chủ đề được bàn tán sôi nổi trên MXH về giá trị thật, giá trị ảo, ví dụ như giá BĐS, đất nền, giá chung cư, giá nhà mặt phố… đâu là giá thật, đâu là giá ảo. Những sản phẩm tạo ra dòng tiền hàng tháng, sản phẩm có giá trị sử dụng, trung tâm, giá trị tăng theo thời gian, giá trị lưu trữ tài sản, thì giá trị thật của nó không nằm ở công thức hay quan điểm, mà nó phụ thuộc vào tầng lớp xã hội quan tâm tới nó. Ví dụ, một BĐS mặt phố trung tâm của HN hay TPHCM thì dù nó có được cho thuê hay để không, thì giá trị thật vẫn luôn tăng bởi nó giống như vàng vậy, luôn là tài sản thật, chỉ được quan tâm bởi nhóm người giàu, rất giàu.
Ngược lại, các sản phẩm BĐS bỏ không, biệt thự bỏ hoang, shophouse biển…thì nó là sản phẩm của số đông, dành cho số đông, giá có thể tăng ảo rất mạnh khi nguồn tín dụng được bơm ra nhiều trong nền kinh tế và nó cũng giảm rất nhanh khi tín dụng bị siết chặt. Những sản phẩm kiểu đó thì mới nói tới giá trị thật và giá trị ảo. Còn sản phẩm BĐS tại mặt phố trung tâm các TP lớn thì giá trị luôn tăng dù có khủng hoảng kinh tế hay không.
DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ GIÁ TRỊ THẬT MỘT MÓN HÀNG MÀ CHÚNG TA CÓ THỂ SUY NGẪM:
Giá trị thật của một món hàng là gì?
– Thế giới này có tầng lớp thống trị và tầng lớp bị trị
– Một món hàng có giá trị với tầng lớp thống trị thì đó là giá trị thật của nó (BĐS trung tâm), còn giá trị với đám đông thì là giá trị ảo (biệt thự bỏ hoang, phân lô bán nền…)
– Người ta cứ thắc mắc vì sao cái này hay cái kia không tạo ra lợi ích gì cho xã hội mà nó cứ tăng giá hoài. Sao kỳ vậy? Thiệt là bất công quá đi. Sao những cái giá trị thật thì bị định giá thấp vậy???
– Vì người ta không hiểu thực tế cách thế giới vận hành nên cứ loay hoay với những câu hỏi mãi mãi không có lời giải. 1000 năm nay vẫn loay hoay có chừng đó à.
Nói chung, khái niệm giá trị thật hay giá trị ảo của một mặt hàng là một khái niệm khó xác định, nó phụ thuộc vào từng tầng lớp của xã hội, phụ thuộc vào tri thức của con người…do đó chúng ta chỉ cần hiểu cơ bản, không cần quá chi tiết.
Ý kiến bạn đọc (0)