Kinh tế lạm phát và kinh tế giảm phát, chúng ta đa phần là không hiểu hết về các tình trạng của nền kinh tế, hầu hết thì nói phải lạm phát mới tốt, giảm phát là không tốt, có chỗ thì nói ngược lại. Theo góc nhìn của tôi thì trường hợp nào cũng có mặt tốt, mặt xấu, lúc tốt lúc không tốt, cần phải có cả 2 để thị trường được điều tiết đúng hướng, phát triển bền vững, cái gì quá mức cũng đều không tốt.
Điển hình như nền kinh tế Mỹ, vì sao mức lạm phát 2% được lấy làm tiêu chuẩn để điều tiết nền kinh tế, nếu lạm phát cao hơn nhiều so với 2% thì sẽ được điều chỉnh để giảm lạm phát, hoặc khi dưới 2% thì được tăng kích thích. Mức tỉ lệ lạm phát 2% hay 8%, 10%…được lựa chọn khác nhau tùy thuộc vào tình trạng của nền kinh tế là đang phát triển hay đã phát triển mạnh và cần ổn định.
Kinh tế lạm phát là kinh tế đang tăng trưởng, tăng trưởng và phát triển là 2 khái niệm khác nhau nhưng nhiều người vẫn đánh đồng nó, tăng trưởng là mức gia tăng về GDP, còn phát triển là sự tiến bộ công nghệ chiều sâu của nền kinh tế. Lạm phát là mức tăng giá hàng hóa theo thời gian, CPI tăng, tức là hàng hóa tăng giá liên tục với mức tăng nhanh tăng chậm tùy thuộc vào từng thời điểm. Trong một chu kỳ kinh tế thì đa phần thời gian là tăng giá, chỉ một giai đoạn nhỏ hàng hóa có thể giảm giá.
Kinh tế giảm phát, ngược lại với kinh tế lạm phát, tức là giá hàng tiêu dùng giảm, CPI giảm. Trong các thuyết kinh tế thì có trường phái kinh tế trên thế giới, trường phái 1 là thiên về giá cả hàng hóa tăng liên tục, tiền được bơm ra liên tục để thúc đẩy kinh tế, trường phái 2 là tăng sản lượng để giảm giá hàng hóa, cách này tốt cho tiêu dùng nhưng không được ưa thích bởi các nhà chính trị.
Lạm phát và giảm phát luôn cần được xuất hiện đan xen nhau để giữ nền kinh tế không rơi vào tình trạng tăng quá nóng, bảo đảm tính bền vững cho kinh tế. Năm 2024, 2025, cụm từ LẠM PHÁT được tìm kiếm nhiều trên google bởi báo chí truyền thông đưa tin nhiều về tình trạng này. Tại Trung Quốc, giai đoạn sau dịch bệnh, giá hàng hóa tiêu dùng giảm, giá nhà cũng giảm liên tục từ đỉnh năm 2018, kinh tế TQ gặp nhiều cản trở từ thương chiến, trong khi đó sản lượng hàng hóa ở mức khổng lồ, tiêu dùng trong nước yếu, do đó tình trạng thừa công suất đã đẩy giá giảm liên tục, các nền kinh tế xung quanh cũng phải đề phòng hàng giá rẻ từ TQ bởi không hạn chế thì sẽ làm hỏng nền kinh tế trong nước, VN phải đề phòng tình trạng này nếu không nội lực kinh tế sẽ suy yếu.
Bạn muốn KHỞI NGHIỆP, hãy lựa chọn giai đoạn kinh tế lạm phát nhưng phải ở thời điểm đầu, sau khi nền kinh tế đi qua đáy suy thoái và đang trở lại giai đoạn tăng trưởng. Tránh thực hiện vào giai đoạn giảm phát, suy thoái, bởi khi đó tiêu dùng yêu, người dân hạn chế chi tiêu, tăng tiết kiệm, do đó các sản phẩm mới ra đời sẽ khó có được thị trường tiêu dùng tốt. Lựa chọn sai thời điểm là cầm chắc 50% thất bại.
Ý kiến bạn đọc (0)