>> Tham khảo Thư viện Hình ảnh sản phẩm sấy khô


>> Tìm hiểu Khách hàng sử dụng Máy sấy Mactech


>> Tra cứu Bảng tổng hợp Model Máy sấy Mactech


>> Phân biệt Sấy nóng - Sấy lạnh - Sấy thăng hoa


>> Kinh nghiệm Khởi Nghiệp từ hãng Mactech Việt Nam


Tác dụng của củ ba kích – một loại dược liệu “tốt” cho phái mạnh

Tác dụng của củ ba kích – Trong số các loại dược liệu thông dụng được biết đến là “tốt” cho phái mạnh có củ ba kích. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn còn chưa biết củ ba kích là củ gì và nó các tác dụng như thế nào. Ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tá dụng của củ ba kich để xem đây có phải là thân dược cho phái mạnh không nhé.


Tác dụng của củ ba kích
Tác dụng của củ ba kích

Các nội dung chính trong bài viết

Củ ba kích là gì?

Củ ba kích là củ của cây ba kích – một giống cây thuộc họ cà phê. Cây ba kích còn có nhiều tên gọi khác như ba kích thiên, ruột gà, nhàu thuốc, chẩu phóng xì … Mô tả về cây ba kích, các bạn có thể hình dung cây ba kích khá giống với cây hồ tiêu. Ba kích là loại cây sống lâu năm có thân dây leo, mảnh, lông mịn, rễ ba kích phình to và thắt lại thành từng khúc. Hoa ba kích có màu trắng, nhỏ tập trung ở đầu cành. Khi kết trái, ba kích có quả hình cầu, ban đầu có màu xanh sau chín chuyển sang màu đỏ. 

Tác dụng của củ ba kích - cây ba kích
Tác dụng của củ ba kích – cây ba kích

Do phần rể của cây ba kích có hình dạng thắt thành khúc nên khi đào cây ba kích lên người ta thường gọi đó là củ ba kích. Thực chất củ ba kích chính là rễ của cây ba kích. Hiện nay, có hai loại củ ba kích phổ biến là ba kích trắng và ba kích tím. Cách phân biệt hai loại này rất đơn giản, chỉ cần cắt củ ba kích ra, ba kích trắng sẽ có phần thịt màu trắng còn ba kích tím có màu thịt hanh tím. Khi đem ngâm rượu, ba kích tím sẽ làm màu rượu đổi thành tím đậm (gần như màu đen) còn ba kích trắng làm màu rượu thành tím nhạt.

Tác dụng của củ ba kích
Tác dụng của củ ba kích

Hiện nay ba kích trong tự nhiên đã bị khai thác gần hết nên rất hiếm. Hầu hết các loại ba kích trên thị trường đều là ba kích được trồng để bán chứ không phải ba kích mọc tự nhiên trong rừng. Thông thường, củ ba kích già phải là củ ba kích có đường kính khoảng 7mm trở lên và phải trồng khoảng 3 năm mới có thể được coi là ba kích đủ tuổi thu hoạch. Mặc dù ba kích tím được cho là tốt cho ba kích trắng nhưng chưa có nghiên cứu cũng như bằng chứng chứng minh được điều này.

Tác dụng của củ ba kích
Tác dụng của củ ba kích

Tác dụng của củ ba kích

1. Tăng cường chức năng sinh lý nam

Ba kích từ lâu đã được biết đến là một loại thuốc bổ giúp tăng cường khả năng tình dục cho nam giới. Các bạn chú ý là củ ba kích có tác dụng tăng khả năng sinh lý tăng cường sức dẻo dai chứ không tăng ham muốn tình dục. Đặc biệt, ba kích rất hữu hiệu với những người có khả năng giao hợp yếu và thưa.

2. Điều trị chứng vô sinh nhẹ ở nam giới

Với tác dụng bổ thận, tráng dương, ba kích cũng là một vị thuốc giúp điều trị chứng vô sinh nhẹ ở nam giới. Đối với các trường hợp bị vô sinh do tinh trùng chết nhiều, tinh dịch ít, không có tinh trùng, không xuất tinh thì ba kích gần như không có tá dụng. Do vậy, nếu bạn nào muốn chữa bệnh vô sinh thì nên đi khám để có pháp đồ điều trị chứ không nên tự ý dùng ba kích để chữa bệnh.

3. Ba kích giúp tăng cường thể lực

Theo y học cổ truyền, ba kích có rất nhiều tác dung trong đó có có tác dụng giúp tăng cường thể lực. Đối với những người gầy yếu, mệt mỏi, kém ngủ, ăn không ngon nhưng lại không bị bệnh sau khi dùng ba kích sẽ cải thiện được đáng kể các tình trạng này với những dấu hiệu rõ rệt như tăng cân, hết mệt mỏi … 

Tác dụng của củ ba kích
Tác dụng của củ ba kích

4. Điều trị thận hư, đi tiểu nhiều

Theo nhiều sách cổ có đề cập đến ba kích, loại thuốc này đi vào thận kinh giúp bổ thận, mạnh gân cốt. Do vậy, ba kích được dùng nhiều trong y học cổ truyền để chữa các chứng bệnh liên quan đến thận hư, đi tiểu nhiều, yếu lạnh ở vùng bàng quang, tiểu dắt, …

5. Giúp điều trị chứng huyết áp cao

Ba kích ngoài tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực nó còn giúp điều trị các chứng huyết áp cao giúp hạ huyết áp và chữa cao huyết áp cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Do nước sắc ba kích có tác dụng hạ huyết áp nên với những người bị huyết áp thấp nên cẩn thận khi du ba kích.

6. Trị các chứng phong thấp đau nhức

Trong đông y, ba kích có vị cay ngọt, tính hơi hàn. Ba kích đi vào thận kinh có tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp. Dùng chữa dương ủy, phong thấp cước khí, gân cốt yếu, mềm, lưng gối mỏi đau. Có rất nhiều bài thuốc không chỉ dùng củ mà còn có thể dùng lá ba kích kết hợp với các vị thuốc khác có thể chữa được các chứng phong thấp đau nhức.

Tác dụng của củ ba kích
Tác dụng của củ ba kích

Các tác dụng của củ ba kích vừa kể trên là những tác dụng chính của ba kích. Ngoài ra, ba kích còn có nhiều công dụng khác trong y học cổ truyền như điều trị kinh nguyệt không đều, tử cung bị lạnh, xích bạch đới hạ, đau lưng, mỏi gối, chân tay lạnh, chân tay tê yếu, … 

Mặc dù có rất nhiều bài thuốc để chữa các chứng bệnh từ củ ba kích, tuy nhiên liên quan đến dược lý và tình trạng thể chất của từng người nên các bạn không nên tự ý sử dụng ba kích để chữa bệnh mà hãy tới các phòng khám đông y để khám và xin tư vấn của bác sĩ khi muốn dùng ba kích để chữa bệnh hay làm thuốc bổ.

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2019 Công ty CP Công Nghệ Mactech Việt Nam. Thiết kế Website bởi Mactech Dryer / MactechDryer.com.
Zalo2: 0984 898 720 Zalo1: 0966 309 086
0984.898.720 0966.309.086