>> Tham khảo Thư viện Hình ảnh sản phẩm sấy khô


>> Tìm hiểu Khách hàng sử dụng Máy sấy Mactech


>> Tra cứu Bảng tổng hợp Model Máy sấy Mactech


>> Phân biệt Sấy nóng - Sấy lạnh - Sấy thăng hoa


>> Kinh nghiệm Khởi Nghiệp từ hãng Mactech Việt Nam


Các nguyên nhân của lạm phát, đâu là nguyên nhân cốt yếu cần hiểu rõ

Đa phần người Dân không hiểu những tác động tiêu cực nghiêm trọng từ lạm phát tới nền kinh tế và đời sống người dân là như thế nào. Tất nhiên một nền kinh tế đang phát triển và tăng trưởng tốt thì sẽ luôn có lạm phát nhưng nó được duy trì trong một phạm vi % phù hợp với mức tăng trưởng của nền kinh tế. Để hiểu những tác động tích cực, tiêu cực và nguyên nhân của lạm phát, nội dung này sẽ giúp người đọc hiểu thêm.

các nguyên nhân của lạm phát

Tác động tiêu cực từ lạm phát: trên thế giới có nhiều quốc gia đang bất ổn xã hội, bất ổn chính trị, thậm chí xảy ra đảo chính và tiền mất giá hàng nghìn %, tệ nạn xã hội ở mức cao…tất cả những vấn đề xấu của xã hội đều xảy ra khi nền kinh tế yếu kém và có mức độ lạm phát cao tới rất cao, siêu lạm phát. Vì thế, khống chế lạm phát ở mức phù hợp cho phép là vấn đề cực kỳ quan trọng để tránh siêu lạm phát. Ví dụ, các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, thì mức lạm phát tiêu chuẩn được lấy là 2%, tăng cao hơn thì cần nghĩ cách giảm, còn thấp hơn thì nghĩ cách tăng lên. Tại các nước đang cần tốc độ tăng trưởng cao như Việt Nam….thì cần giữ lạm phát ở mức cao hơn, 4-5%. Chỉ số lạm phát đại diện cho mức tăng giá cả của rổ hàng hóa tiêu dùng được xem xét trong kỳ nhất định, còn rổ hàng hóa có đầy đủ hay không thì chúng ta cũng không thể rõ được.

Tác động tích cực từ lạm phát: một nền kinh tế đang phát triển thì có lạm phát, còn đang suy thoái, đình trệ thì có giảm phát. Như vậy nền kinh tế không ở trạng thái lạm phát thì sẽ trong giảm phát, do vậy nền kinh tế phát triển là luôn có lạm phát nhưng ở mức phù hợp với tăng trưởng. Tức là, mức tăng giá hàng hóa tiêu dùng phải cùng tỉ lệ với mức tăng thu nhập của người dân, thì cuộc sống sẽ dễ thở. Còn lạm phát tăng nhanh mà thu nhập thì sẽ thấy ngộp thở do giá cả tăng. Đặc biệt, nếu lạm phát thấp, nằm trong ngưỡng ổn định của nền kinh tế, nhưng thu nhập người dân giảm do suy thoái, thì cuộc sống cũng rất khó khăn, ngột ngạt, phải tằn tiện, mặc dù lạm phát ổn định. Vậy nên, mức tăng của lạm phát và thu nhập phải tương đương nhau hoặc tăng chậm hơn thu nhập thì cuộc sống mới tốt đẹp.

Các nguyên nhân của lạm phát: để phân tích về lạm phát và những tác động tích cực, tiêu cực, thì chúng ta cứ phân tích từ 2 nguyên nhân, lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy.

 – Lạm phát do cầu kéo: hiểu đơn giản là nhu cầu mua một món hàng hóa nào đó tăng cao đột ngột thì loại hàng hóa đó trở nên khan hiếm do nguồn cung không kịp, điều đó sẽ dẫn tới giá cả tăng chóng mặt trong thời gian ngắn. Ví dụ, trong mùa dịch covid thì giá lương thực thực phẩm tăng cao do các biện pháp hạn chế đi lại để phòng dịch. Hay như khi xảy ra chiến tranh nga – uk thì giá dầu tăng cao rất nhanh do lo ngoại đứt đoạn nguồn cung, …Trong thực tế có nhiều loại sản phẩm hàng hóa có mức tăng giá nhanh chóng, truyền thông đưa tin là do nhu cầu người mua tăng cao, nhưng bản chất của nó thì ít ai hiểu, do cầu thực hay cầu ảo.

 – Lạm phát chi phí đẩy: đây là nguyên nhân chính của lạm phát bởi đa phần giá cả hàng hóa tăng cao là do chi phí tăng cao. Để sản xuất ra một loại mặt hàng tiêu dùng nào đó trên thị trường thì cần có nhiều khoản chi phí gồm nguyên vật liệu trong nước hoặc nhập khẩu, chi phí thuế, chi phí nhân công, chi phí logistic và đặc biệt là chi phí mặt bằng. Trong giai đoạn kinh tế bùng nổ thì Bất động sản là thứ tăng giá mạnh mẽ và gây áp lực rất lớn cho nền kinh tế, gây ra rất nhiều hệ lụy khi kinh tế rơi vào khủng hoảng suy thoái. Ví dụ như giai đoạn 2013-2019 thì kinh tế phát triển bền vững, bật lên từ khủng hoảng với nhiều gói kích thích phù hợp, lúc này thì giá cả và thu nhập cũng tăng nên mọi thứ đều ổn. Ngược lại, giai đoạn 2020-2025, kinh tế khủng hoảng, lạm phát cao, suy thoái, mọi thứ đi xuống, chỉ có bđs là vẫn đi lên, do vậy tình trạng DN phá sản rất nhiều, trả mặt bằng la liệt trên các con phố lớn, người dân tiết kiệm tăng, ít tiêu dùng. Bởi giá BĐS vẫn cao, nên đẩy lợi nhuận kinh doanh sụt giảm, phá sản, hàng hóa khan hiếm nên cơ bản thì vẫn gây ra lạm phát. 

Như vậy chúng ta đã thấy các nguyên nhân của lạm phát cơ bản là như vậy. Nhưng nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng này lại đến từ sự lãng phí của tín dụng, tức là các nguồn tín dụng không được sử dụng đúng mục đích mà đa phần trong đó đều chạy tới kênh BĐS. Nên khi các dự án BĐS đóng băng, không có thanh khoản, biệt thự nuôi bò…thì sự lãng phí đó sẽ gây ra lạm phát.

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2024 Công ty CP Công Nghệ Mactech Việt Nam. Thiết kế Website bởi Mactech Dryer / MactechDryer.com.
Zalo2: 0984 898 720 Zalo1: 0966 309 086
0984.898.720 0966.309.086