Đây là đoạn văn được trích trên web WIKI: ” Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của gross domestic product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)”. Đó là thông tin giúp chúng ta hiểu GDP là gì, điều quan trọng là mối quan hệ giữa lãi suất và GDP mà chúng ta sẽ tìm hiểu cơ bản trong nội dung này để biết cách dự đoán nền kinh tế.
Chúng ta thường chỉ chú ý tới lãi suất huy động, tức là lãi suất tiết kiệm của ngân hàng bởi đa phần người dân chỉ quan tâm tới việc tích cóp rồi gửi tiết kiệm cho về già hoặc làm sổ tk cho con cháu, người thân. Với người gửi tiết kiệm thì lãi suất càng cao càng tốt, nhưng lãi suất càng cao thì càng ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế, mà GDP phản ánh quy mô tăng trưởng của nền kinh tế lại phụ thuộc lãi suất huy động. Do vậy, LS tăng thì tốt cho gửi tiết kiệm nhưng lại có hại cho nền kinh tế, đó là bản chất thôi, không có gì là chỉ có tốt mà không có mặt xấu.
LẠM PHÁT – LÃI SUẤT – GDP là 2 chỉ số liên quan mật thiết với nhau, mỗi người dân chúng ta cần có tri thức về KHOA HỌC TÀI CHÍNH, hiểu về chu kỳ kinh tế….để qua đó có thể dự đoán được tương lai gần, biết được trong vài năm tới thì nên làm gì, không nên làm gì. Những điều này là rất quan trọng để chúng ta có một cuộc đời yên ổn, nhưng thực tế lại chỉ rất ít người hiểu được các mối quan hệ này, hiểu bản chất kinh tế, hiểu kinh tế tài chính đúng chuẩn. Như thế nào là đúng chuẩn thì dân dần BẠN sẽ biết khi chịu khó đọc các thông tin mà Tôi phân tích.
Mối quan hệ giữa lãi suất và GDP cụ thể như sau: theo cách hiểu thông thường, khi lãi suất tăng thì tiền hút về ngân hàng, tức là cung tiền lưu thông trong nền kinh tế bị giảm, ảnh hưởng tới hầu hết các lĩnh vực như bđs, sản xuất hàng hóa, tiêu dùng….khi đó về cơ bản thì GDP tăng chậm. Ngược lại, khi lãi suất giảm trong dài hạn thì sẽ kích thích kinh tế tăng trưởng, kích thích tiêu dùng trong nước, thì GDP sẽ tăng nhanh. Đó là khi xem xét trong dài hạn, thời gian tính bằng vài năm trở lên, còn trong ngắn hạn thì việc tăng giảm lãi suất huy động của NH có nhiều mục đích khác nhau để điều tiết các chỉ số kinh tế trong phạm vi phù hợp. GDP tăng giảm cũng không hẳn phụ thuộc hoàn toàn vào lãi suất, để thúc đẩy tăng trưởng GDP cho mục đích đạt chỉ tiêu thì thực tế có nhiều cách, như tăng giá điện, tăng xuất khẩu…cũng sẽ thúc đẩy GDP trong ngắn hạn.
GDP luôn phải tăng trưởng dù thấp hay cao, tăng trưởng thấp quá thì kinh tế trì trệ, tăng trưởng cao quá thì dẫn tới lạm phát cao. Tăng trưởng GDP phải xuất phát từ tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất tiêu dùng hàng hóa, trí tuệ, chứ không phải tăng trưởng từ các thị trường vốn như BĐS. VN và TQ hiện nay đang phụ thuộc vào BĐS nhiều, nên giá BĐS tăng nóng sẽ làm tăng chi phí vốn cho kinh tế, gây hại về lâu dài.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về mối quan hệ giữa lại suất và GDP của nền kinh tế, hiểu rõ chu kỳ tăng giảm lãi suất sẽ hiểu được nền kinh tế vận hành như thế nào và biết được thời điểm nào là lựa chọn tốt cho khởi nghiệp.
Ý kiến bạn đọc (0)