Thời gian gần đây, gạo lứt hay nhiều bạn còn gọi là gạo lức đang trở nên rất hot. Theo một số lời truyền miệng, gạo lứt có rất nhiều công dụng từ giảm cân, điều trị tiểu đường, ổn định huyết áp cho đến ngăn ngừa ung thư … khiến cho gạo lứt bỗng dưng trở thành một loại thực phẩm được săn đón rất nhiều. Vậy gạo lứt là gì nhỉ?
Gạo lứt là gì?
Gạo lứt thực chất chỉ là gạo thông thường nhưng khi xay sát thường chỉ xay bỏ lớp trấu bên ngoài chứ không xay kỹ cả lớp cám gạo. Do vậy, nhìn bên ngoài, gạo lứt thường có bề ngoài không được đẹp như gạo xay sát thông thường và tùy vào loại gạo cũng như lớp cám bên ngoài mà người ta phân chia làm nhiều loại khác nhau. Ngoài tên gọi lứt, loại gạo này còn được gọi với nhiều tên khác như gạo lức, gạo lật hay gạo rằn.
Gạo lứt thường được phân chia làm 4 loại chính:
- Gạo lứt tẻ: đây là loại gạo lứt thông thường có thể dùng để nấu cơm ăn trong bữa ăn hàng ngày
- Gạo lứt nếp: là loại gạo lứt giống nếp có mùi thơm,dẻo.
- Gạo lứt đỏ: lứt đỏ thường có hạt dài, màu đỏ hung hoặc đỏ nhạt.
- Gạo lứt đen: lứt đen thường có hạt nhỏ dài, màu hung sậm chứ không phải màu đen tuyền như tên đâu.
Chú ý: Gạo lứt khác với gạo huyết rồng nên mọi người cần phải phân biệt tránh nhầm lẫn nhé. Gạo huyết rồng nếu xay sát như gạo lứt (không xay hết phần cám gạo) thì sẽ được gọi là gạo lứt huyết rồng.
Trước đây gạo lứt được sử dụng nhiều, nhưng từ sau khi có máy xay sát, người ta dần chuyển sang dùng gạo trắng vì nó bảo quản được lâu và mẫu mã đẹp. Dù vậy, vẫn không thể phủ nhận được những tác dụng tốt từ gạo lứt đối với sức khỏe và người ta đang dần chuyển sang dùng gạo lứt nhiều hơn. Thậm chí một số cơ sở còn làm gạo lứt sấy khô và đóng gói bán như một loại đồ ăn vặt. Tất nhiên là với tác dụng tốt từ gạo lứt sấy ăn liền mang lại đã khiến cho loại ngũ cốc sấy này nhanh chóng chiếm được một thị phần không nhỏ trên thị trường.
Gạo lứt ăn sao cho đúng cách để có tác dụng tốt nhất
Trước khi đưa ra kết luận nên ăn gạo lứt thế nào, chúng ta cùng xem thành phần của gạo lứt đã nhé. Trong gạo lứt có chứa tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ cùng nhiều loại vitamin B có trong cám gạo, các axit như folic (vitamin M), pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA), phytic, các nguyên tố vi lượng như glutathion, selen, canxi, sắt, magiê, natri và kali.
Xem thêm: Những tác hại của gạo lứt không phải ai cũng biết
Với giá trị dinh dưỡng cao cùng với những vi chất hiếm có thể thấy rằng gạo lứt là một loại thực phẩm giàu khoáng chất. Nếu chúng ta chỉ tính về thành phần các chất có trong gạo lứt thì có thể thấy rằng những khoáng chất đó rất tốt cho sức khỏe thậm chí còn có tác dụng chữa bệnh hay ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, các bạn phải biết rằng, các khoáng chất có trong gạo lứt chiếm tỉ lệ rất ít, nên nếu muốn tận dụng những khoáng chất đó để chữa bệnh thì các bạn phải ăn rất nhiều gạo lứt để có thể tích lũy được một lượng khoáng chất cần thiết. Vậy, nên sử dụng gạo lứt sao cho có tác dụng tốt nhất hãy chú ý những điều sau đây nhé:
- Chỉ nên ăn gạo lứt 2 – 3 bữa trong một tuần.
- Nấu cơm gạo lứt phải ngâm gạo khoảng 20 – 30 phút rồi nấu nếu không gạo sẽ khá cứng và khó ăn.
- Gạo lứt tuy có nhiều khoáng chất nhưng lại không có nhiều dinh dưỡng bằng gạo thường nên khi ăn gạo lứt nên chú ý ăn thêm các thực phẩm có chất đạm để tránh bị thiếu chất trong bữa ăn.
- Gạo lứt có màu càng nhạt (màu trắng ngà) sẽ có ít khoáng chất hơn so với gạo lứt có màu đậm (màu đen, đỏ, tím) nhưng lại có nhiều dinh dưỡng hơn.
- Gạo lứt đỏ nên dùng khi cơ thể mệt moi, người bị bệnh tiểu đường, huyết áp không ổn định, tim mạch.
- Những người già, người cần tăng cân nên dùng các loại gạo lứt có màu sáng và ngược lại những ai cần giảm cân, ăn kiêng nên dùng gạo lứt có màu đậm.
- Phụ nữ có thai nên dùng gạo lứt sáng màu trắng còn phụ nữ đang cho con bú nên dùng gạo sẫm màu.
- Nếu các bạn muốn dùng gạo lứt để chữa bệnh, hãy nghe lời khuyên của bác sĩ tuyệt đối không nên tự ý dùng theo ý mình hoặc nghe các lời truyền miệng.
Gạo lứt cũng chỉ là một loại gạo không hơn. Nhiều người lầm tưởng rằng gạo lứt có tác dụng thần kỳ, thực ra không phải vậy thậm chí ăn gạo lứt không đúng cách còn có hại cho cơ thể. Thế nên các bạn hãy tìm hiểu kỹ thông tin từ những nguồn uy tín và tránh lạm dụng gạo lứt dẫn đến tác dụng ngược không tốt cho cơ thể nhé.
Tags: gao lut la gi, gạo lức là gì, gạo lứt là gì, gao luc la gi
Ý kiến bạn đọc (0)