Tác hại của tỏi – Tỏi là một loại rau củ gia vị rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo nhiều khuyến cáo, không nên ăn quá nhiều tỏi vì nó không tốt cho sức khỏe. Vậy, tác hại của tỏi là gì và nên ăn tỏi như thế nào cho đúng cách. Hãy cùng Mactech Việt Nam tìm hiểu về những tác hại của tỏi và lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng khi ăn tỏi nhé.
- Máy làm tỏi đen quy trình sản xuất tỏi đen tự động
- Cách làm tỏi đen bằng máy sấy chuyên dụng
- Công dụng của tỏi đen, ích lợi thiết thực cho sức khỏe
- Máy sấy thực phẩm tự động, sấy nhanh tiết kiệm điện

Các nội dung chính trong bài viết
Lợi ích của tỏi là gì?
Trước khi đi vào tác hại của tỏi, chúng ta cùng xem một vài lợi ích mà tỏi mang lại nhé. Theo Nutrition and You, trong 100g tỏi (garlic) cung cấp 149 kcal, protein 11%, chất xơ 5,5%, Folates 1%, Thiamin (B1) 17%, Riboflavin (B2) 8%, Niacin (B3) 4%, Pantothenic acid (B5) 12%, Pyridoxine (B6) 95%, vitamin C 52%, vitamin K 1,5%, kali 8,5%, canxi 18%, đồng 33%, sắt 21%, magie 6%, mangan 73%, phốt pho 22%, kẽm 10,5% … Trong đó chỉ số % không phải chỉ khối lượng mà nó chỉ chỉ lượng cung cấp cho nhu cầu của cơ thể trong một ngày có trong 100g. Ví dụ Pantothenic acid (B5) 12% tức là trong 100g tỏi cung cấp 12% nhu cầu Pantothenic acid (B5) cần thiết cho một ngày.
Với những vitamin và khoáng chất dồi dào như vậy, ăn tỏi sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ xương khớp, tốt cho hệ tim mạch, ngăn ngừa ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, tốt cho phụ nữ mang thai, chống lão hóa, làm đẹp da và có thể chữa được nhiều bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, thấp khớp, đau họng, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, nhiễm trùng bàng quang, các bệnh về gan, đầy bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh, phù thũng, tiêu chảy, bệnh lỵ, sốt rét, viêm loét lâu liền, rụng tóc, nấm tóc… Bên cạnh nhiều lợi ích, tỏi cũng có những tác hại nhất định nếu ăn nhiều. Sau đây sẽ là một vài tác hại của tỏi các bạn cần biết để phòng tránh.
Xem thêm: Công dụng của củ tỏi, vừa ăn ngon lại phòng bệnh tốt

Tác hại của tỏi là gì?
1. Ăn mầm tỏi có thể gây ra ngộ độc
Cũng giống như nhiều loại củ khác, tỏi khi mọc mầm có chứa một lượng độc tốt bên trong. Do vậy, nếu chúng ta không để ý mà ăn mầm tỏi rất dễ bị ngộ độc. Do vậy, khi phát hiện tỏi có mầm, hãy cắt hết mầm tỏi đi trước khi chế biến các món ăn nhé. Ngoài ra, tỏi ngâm dấm là một loại gia vị được nhiều bạn yêu thích. Tuy nhiên, nếu bạn thấy lọ tỏi ngâm có màu xanh lá cây tức là tỏi được ngâm khi đang có mầm. Tuy lúc đó ăn cũng sẽ không bị ngộ độc nhưng tốt nhất các bạn không nên ăn tỏi ngâm dấm như vậy.
2. Ăn nhiều tỏi có thể gây ra tổn thương gan
Theo y học cổ truyền, tỏi có tính ấm vị cay nên nếu ai bị nóng trong hoặc bị các vấn đề về gan thì không nên ăn nhiều tỏi vì nó có thể gây ra tổn thương gan. Thực tế, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra, trong tỏi có chứa allicin là nguyên nhân chính khiến gan bị tổn thương. Thông thường lượng allicin thấp sẽ không ảnh hưởng đến gan nhưng nếu lượng allicin quá nhiều sẽ làm gan bị tổn thương.
3. Ăn nhiều tỏi có thể gặp các vấn đề tiêu hóa
Ăn quá nhiều tỏi không tốt cho hệ tiêu hóa nhất là ăn nhiều tỏi sống. Nhiều bác sĩ đã khuyến cáo rằng, khi có các vấn đề về tiêu hóa thì nên hạn chế ăn tỏi vì nó sẽ làm đường ruột bị xung huyết gây ra rất nhiều vấn đề cho hệ tiêu hóa như đầy hơi, ợ chua, khó tiêu, tiêu chảy …
4. Tỏi có thể gây dị ứng với nhiều người
Rất nhiều người bị dị ứng với các thành phần của tỏi đặc biệt là alliin lyase. Do vậy, nếu bạn ăn tỏi mà có các triệu chứng của dị ứng như ngứa ngáy, mẩn đỏ, khó thở … thì nên ngừng ăn tỏi ngay và tới các bệnh viên để được khám và điều trị kịp thời. Nếu bạn đã biết bản thân bị dị ứng với alliin lyase thì đừng nên thử ăn tỏi mà hãy tránh xa loại thực phẩm này nhé.
5. Tỏi không tốt đối với bệnh nhân đang uống thuốc đặc trị
Tỏi cũng được ghi nhận là có tác dụng không tốt đối với bệnh nhân khi đang uống một số loại thuốc đặc trị như thuốc điều trị HIV hay thuốc chống đông máu. Khi đó, các hợp chất có trong tỏi sẽ phản ứng với các thành phần của thuốc khiến thuốc bị giảm tác dụng và sản sinh ra các chất độc không tốt cho sức khỏe.
6. Ăn nhiều tỏi khi đói có thể làm loét dạ dày
Khi đói các bạn không nên ăn tỏi nhất là tỏi tươi vì nó sẽ khiến bạn gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như loét dạ dày. Nguyên nhân là do allicin có trong tỏi sẽ làm kích ứng niêm mạc dạ dày dẫn đến nóng trong. Ăn quá nhiều tỏi khi đói có thể gây ra xuất huyết dạ dày.
7. Ăn nhiều tỏi sống không tốt cho mắt
Tỏi sống có vị hăng, nếu ăn quá nhiều tỏi sống có thể khiến bạn bị “cay mắt” dẫn đến tổn thương trong buồng mắt. Buồng mắt là khoảng cách giữa giác mạc và mống mắt, khi buồng mắt bị tổn thương sẽ gây ra nhiều triệu chứng như phù nề, nặng có thể gây ra chảy máu bên trong buồng mắt. Do vậy, các bạn hãy hạn chế ăn tỏi sống để tránh tác hại của tỏi đến thị lực nhé.
8. Ăn nhiều tỏi không tốt cho phụ nữ mang thai
Ăn tỏi giúp phụ nữ trong thai kỳ giảm tỉ lệ sinh non nhưng nếu ăn quá nhiều tỏi thì mọi thứ sẽ diễn ra ngược lại khiến các bà bầu dễ chuyển dạ và sinh non. Ngoài ra, ăn quá nhiều tỏi cũng làm giảm hemoglobin trong hồng cầu dẫn đến tình trạng thiếu máu cực kỳ không tốt cho phụ nữ mang thai.

Nên ăn tỏi như thế nào là an toàn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng nhận định, tỏi rất tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn nhiều đặc biệt là tỏi sống. Trung bình mỗi ngày chỉ được ăn tối đa 15g tỏi và khi ăn nên nhai kỹ. Khi có các vấn đề về tiêu hóa cũng nên hạn chế ăn tỏi và nếu bạn đang uống thuốc hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thực phẩm không nên ăn để tránh gặp các tại hại của tỏi không đáng có. Điểm chú ý cuối cùng đó là tỏi có thể được dùng để làm đẹp tuy nhiên nếu đắp tỏi lên trên da không nên để quá 10 phút để tránh bị kích ứng da.

Như vậy, với 7 tác hại của tỏi vừa kể trên, chúng ta đã có thể biết và phòng tránh được những tác hại của tỏi rồi phải không nào. Hi vọng các bạn sẽ nhớ được những điểm mấu chốt và có thể tránh được các tác hại từ tỏi.
Ý kiến bạn đọc (0)