Công dụng của củ tỏi – Tỏi là một loại gia vị rất thông dụng dùng trong nhiều món ăn. Không chỉ thế, tỏi cũng là một loại rau củ rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Trong y học cổ truyền, tỏi còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh và sử dụng như một loại kháng sinh tự nhiên. Vì thế, tỏi là một loại thực phẩm vừa ăn ngon lại giúp phòng bệnh rất tốt.
- Máy làm tỏi đen quy trình sản xuất tỏi đen tự động
- Công dụng của tỏi đen, ích lợi thiết thực cho sức khỏe
- Cách làm tỏi đen bằng máy sấy chuyên dụng
- Máy sấy thực phẩm tự động, sấy nhanh tiết kiệm điện

Các nội dung chính trong bài viết
Thành phần dinh dưỡng của củ tỏi
Tỏi là một loại cây thuộc họ hành (hành hoa, hành tây, hành tím, tỏi tây …). Tỏi tuy là một loại rau nhưng cũng giống như hành, tỏi thường được dùng làm gia vị giúp các món ăn tăng thêm mùi vị. Thường tỏi tươi không bảo quản được lâu nên tỏi khi bán ra ngoài thị trường đều là tỏi sấy khô. Theo Nutrition and You, trong 100g tỏi (garlic) cung cấp 149 kcal, protein 11%, chất xơ 5,5%, Folates 1%, Thiamin (B1) 17%, Riboflavin (B2) 8%, Niacin (B3) 4%, Pantothenic acid (B5) 12%, Pyridoxine (B6) 95%, vitamin C 52%, vitamin K 1,5%, kali 8,5%, canxi 18%, đồng 33%, sắt 21%, magie 6%, mangan 73%, phốt pho 22%, kẽm 10,5% … Trong đó chỉ số % không phải chỉ khối lượng mà nó chỉ chỉ lượng cung cấp cho nhu cầu của cơ thể trong một ngày có trong 100g. Ví dụ Pyridoxine (B6) 95% tức là trong 100g tỏi cung cấp 95% nhu cầu vitamin B6 cần thiết cho một ngày.

Qua thành phần dinh dưỡng trên, có thể thấy rằng hầu hết các chỉ số về vitamin và khoáng chất của tỏi đều cao hơn gấp đôi thậm chí gấp nhiều lần so với nhiều loại rau xanh khác như cà rốt, bắp cải, su hào, … Đặc biệt, các vitamin nhóm B có trong tỏi rất dồi dào sẽ tốt cho hệ xương khớp và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, các khoáng chất có ttrong tỏi sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, không bị mệt mỏi. Nói sơ qua vậy thôi, giờ chúng ta sẽ cùng xem những công dụng của củ tỏi để xem cụ thể tỏi mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe nhé.

Những công dụng của củ tỏi
1. Ăn tỏi giúp tăng cường sức đề kháng
Tỏi được biết như một loại kháng sinh tự nhiên rất tốt cho cơ thể. Do vậy, ăn tỏi sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và giảm đáng kể khả năng mắc các bệnh do vi khuẩn, virus như cảm cúm. Nếu bạn đang có các vấn đề rắc rối với các bệnh vặt thông thường, hãy ăn tỏi thường xuyên sẽ nhanh khỏi bệnh hơn nhiều đấy.
2. Tỏi giúp cải thiện hệ xương khớp
Như vừa giới thiệu bên trên, tỏi có chứa thành phần vitamin nhóm B và các khoáng chất rất dồi dào. Trong 100g tỏi cung cấp cho cơ thể 18% nhu cầu Canxi, 6% nhu cầu Magie, 1,5% nhu cầu Vitamin K, 10,5% nhu cầu kẽm, 73% nhu cầu mangan và 95% nhu cầu vitamin B6 cần cho một ngày. Những vitamin và khoáng chất trên rất tốt cho hệ xương khớp, canxi giúp xương chắc khỏe hơn, mangan giúp tăng mật độ xương, vitamin K thúc đẩy quá trình tái tạo xương, magie giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn, kẽm chống thoái hóa xương và vitamin B6 giúp giảm lượng homocysteine gây phá hủy xương. Ngoài ra, tỏi còn là một loại kháng sinh tự nhiên giúp giảm các vấn đề như viêm khớp, đau nhức xương khớp …

3. Tốt cho tim mạch
Bên cạnh những khoáng chất tốt cho xương khớp, tỏi cũng chứa nhiều khoáng chất tốt cho hệ tim mạch như đồng, sắt, kali, vitamin nhóm B, … Trong đó, vitamin B6 giúp tăng khả năng tái tạo hồng cầu, kali gúp ổn định nhịp tim và điều hòa huyết áp, sắt giúp máu lưu thông tốt hơn và đồng giúp cơ thể tăng khả năng cầm máu. Ngoài ra, trong tỏi còn có chứa những hợp chất như polysulfides giúp làm giãn mạch máu giúp giảm huyết áp rất tốt.
4. Ngăn ngừa ung thư
Một số nghiên cứu đã chứng minh việc ăn tỏi hàng ngày giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại trong dạ dày giúp cơ thể giảm đáng kể tỉ lệ mắc các chứng ung thư dạ dày và ung thư trực tràng. Ngoài ra, trong tỏi còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và thành phần kháng sinh tự nhiên giúp chống lại căn bệnh ung thư mà không gây ra các tác dụng phụ như phương pháp xạ trị. Đặc biệt, tỏi đen là một loại tỏi đã được chứng minh có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa và điều trị ung thư. Tỏi đen cũng được trồng ở Việt Nam và nổi tiếng nhất vãn là tỏi đen Lý Sơn.
Xem thêm: Cách làm tỏi đen tại nhà bằng nồi cơm điện rất đơn giản

5. Tốt cho phụ nữ mang thai
Các nhà khoa học thuộc Phòng Dịch tễ học, Viện Y tế Cộng đồng Na Uy phát hiện các hợp chất kháng sinh trong tỏi có khả năng giảm nguy cơ sinh non tự phát. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai cũng không nên ăn quá nhiều tỏi vì nó có thể gây ra nhiều tác dụng không tốt cho bản thân và cho thai nhi.
6. Chống lão hóa và làm đẹp
Theo nhiều tạp chí nước ngoài cũng như trong nước, tỏi là môt loại thực phẩm nhưng nó cũng kiêm chức năng làm đẹp. Trong tỏi có chứa allicin, đây là một loại kháng sinh tự nhiên có thể chuyển hóa thành axit sulfenic, tạo phản ứng nhanh với các gốc tự do, giúp phòng ngừa sẹo mụn, các bệnh ngoài da và dị ứng. Đồng thời, vitamin C có trong tỏi giúp chống lão hóa giảm nếp nhăn và làm làn da hồng hào. Vì thế, các chị em hãy thường xuyên bổ sung thêm tỏi vào trong các món ăn để có một cơ thể khỏe mạnh và có một làn da mịn màng nhé.

7. Dùng làm thuốc chữa bệnh
Một trong những công dụng của củ tỏi rất thiết thực đó chính là dùng để làm thuốc. Theo đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, có công dụng làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng… Tỏi trong y học cổ truyền có thể dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, thấp khớp, đau họng, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, nhiễm trùng bàng quang, các bệnh về gan, đầy bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh, phù thũng, tiêu chảy, bệnh lỵ, sốt rét, viêm loét lâu liền, rụng tóc, nấm tóc…

Như vậy, tỏi thực ra có giá trị dinh dưỡng rất cao và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối lập với những công dụng của củ tỏi, tỏi vẫn có nhiều tác hại nếu các bạn ăn quá nhiều. Do vậy, để tránh những tác hại từ củ tỏi, các bạn chỉ nên ăn tỏi với lượng vừa phải và chỉ nên dùng tỏi như một loại gia vị để tăng hương vị món ăn thôi nhé.
Ý kiến bạn đọc (0)