Tác hại của cà rốt là gì? – Cà rốt là một loại rau củ quen thuộc cung cấp rất nhiều vitamin A cho cơ thể. Tuy nhiên nhiều bạn mặc dù biết về những lợi ích từ loại củ này mang lại nhưng vẫn luôn thắc mắc về những tác hại của cà rốt là gì và ăn nhiều cà rốt có tốt không? Ngày hôm nay, hãy cùng Mactech giải đáp các vấn đề liên quan đến tác hại của cà rốt nhé.
- Cách làm cà rốt sấy khô tại nhà
- Những công dụng bất ngờ từ củ cà rốt
- Tác dụng của cà rốt sấy khô là gì?
- Máy sấy thực phẩm công nghiệp – Mactech VN

Các nội dung chính trong bài viết
Một vài lợi ích từ củ cà rốt
Trước khi đi vào những tác hại của củ cà rốt, chúng ta cùng điểm qua vài lợi ích từ của cà rốt nhé. Cà rốt là một loại củ quen thuộc được dùng làm thực phẩm ăn hàng ngày với rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Trong 100g cà rốt cung cấp 41 kcal, chất xơ 7%, Folates 5%, Niacin (B3) 6%, Pyridoxine (B6) 10%, Riboflavin (B2) 4%, Thiamin (B1) 6%, vitamin A 557%, vitamin C 10%, vitamin K 11%, natri 4,5%, kali 6,5%, canxi 3%, đồng 5%, sắt 4%, magie 3%, mangan 6%, phốt pho 5%, kẽm 2% … Trong đó các chỉ số % trên chỉ lượng dinh dưỡng của 100g cà rốt đủ cung cấp cho nhu cầu của cơ thể trong vòng một ngày. Ví dụ vitamin A 557% tức là ăn 100g cà rốt cung cấp 557% nhu cầu vitamin A cần thiết cho một ngày.
Với nhiều chất chống oxy hóa cùng hàm lượng vitamin và khoáng chất rất dồi dào, cà rốt có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe như cải thiện thị lực, ngăn ngừa ung thư da, ung thư phổi, ung thư khoang miệng, tăng khả năng sản xuất tinh trùng, cải thiện hệ tim mạch, bổ máu, bổ não, giúp xương chắc khỏe, làm đẹp da, bổ gan … Ngoài ra, cà rốt cũng là một vị thuốc trong đông y giúp chữa nhiều bệnh khác nhau.

Tác hại của cà rốt là gì?
1. Ăn nhiều cà rốt bị vàng da do gan nhiễm độc
Vấn đề ăn nhiều cà rốt có thể bị vàng da là chuyện mà gần như ai cũng biết nhưng lại ít người hiểu tại sao lại có hiện tượng vàng da này. Nguyên nhân nằm ở Carotene, đây là một chất có nhiều lợi ích cho sức khỏe thậm chí giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều cà rốt sẽ làm lượng carotene tăng cao bất thường dẫn đến việc bị ngộ độc gan. Mà carotene lại là hoạt chất giúp tạo nên màu vàng của cà rốt nên khi gan không thể đào thải carotene dư thừa sẽ làm cơ thể bị “đổi màu” dẫn đến hiện tượng bị vàng da (vàng mắt).
2. Ăn quá nhiều cà rốt không tốt cho hệ tiêu hóa
Tất cả các loại rau củ thường đều cung cấp lượng chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Lượng chất xơ này thường là chất xơ không hòa tan giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn và loại bỏ những cholesterol xấu trong cơ thể. Tuy nhiên, ăn quá nhiều rau củ mà cụ thể là cà rốt sẽ khiến hệ tiêu hóa dư thừa quá nhiều chất xơ làm cản trở tiêu hóa gây ra các triệu chứng như khó tiêu, đầy hơi và táo bón.

3. Ăn nhiều cà rốt có thể gây ra hiện tượng ngộ độc natri
Trong cà rốt có chứa hemoglobin, chất này có khả năng phản ứng với natri trong cơ thể để tạo ra methemolobine. Thông thường methemolobine được cơ thể trung hòa và không gây ra tác dụng phụ nào nhưng nếu lượng methemolobine quá lớn sẽ khiến cơ thể gặp phải tình trạng nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn do methemoglobine khiến máu không cung cấp đủ oxy cho sự hô hấp, chuyển đổi máu ở mô. Trường hợp này thường gọi là ngộ độc Natri và nếu bạn ăn cà rốt mà cảm thấy cơ thể có những triệu chứng như trên thì đừng chủ quan mà nên tới ngay bệnh viên để khám chữa kịp thời nhé.
4. Ăn nhiều cà rốt làm giảm khả năng sinh sản
Đối với nam giới, ăn cà rốt cung cấp nhiều vitamin A giúp tăng khả năng sản xuất tinh trùng. Tuy nhiên đối với nữ giới thì lại ngược lại, phụ nữ ăn nhiều cà rốt sẽ làm ức chế sự rụng trứng, giảm chức năng buồng trứng do tác dụng của quá nhiều carotenoid. Do vậy, nếu gia đình đang có kế hoạch sinh bé thì chị em nên hạn chế ăn cà rốt trong thời gian này nhé.

5. Ăn nhiều cà rốt gây ra rối loạn kinh nguyệt
Ngoài gây ức chế sự rụng trứng và giảm chức năng buồng trứng, ăn nhiều cà rốt còn là nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt và vô kinh. Tất nhiên, trường hợp này xảy ra khi ăn cà rốt quá nhiều, còn nếu ăn uống điều độ thì chị em cũng không cần lo lắng về vấn đề này đâu nhé. Còn về việc ăn bao nhiêu là không quá nhiều thì trung bình mỗi ngày ăn khoảng nửa củ cà rốt là không quá nhiều nhé.
6. Uống quá nhiều sinh tố cà rốt cho thể gây nguy hiểm đến tính mạng
Sinh tố cà rốt hay nước ép cà rốt là một cách bổ sung các vitamin và khoáng chất trong cà rốt cho cơ thể nhanh nhất. Tuy nhiên, cũng giống như tác hại đầu tiên đã nói, khi cơ thể nạp vào quá nhiều carotene trong cà rốt sẽ khiến cơ thể bị ngộ độc, trường hợp nhẹ là bị vàng da vàng mắt và nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Trên thế giới đã từng có trường hợp tử vong do ngộ độc gan từ cà rốt. Đó là trường hợp một người đàn ông đã uống quá nhiều nước ép cà rốt trong 10 ngày liên tiếp dẫn đến ngộ độc gan trầm trọng và tử vong trên đường tới bệnh viện. Các bác sĩ kết luận trường hợp người đàn ông này tử vong do nhiễm độc gan quá nặng vì uống quá nhiều nước ép cà rốt.

Ăn nhiều cà rốt có tốt không?
Với những tác hại của cà rốt vừa nêu trên, chắc các bạn có thể trả lời ngay câu hỏi Ăn nhiều cà rốt có tốt không? rồi phải không nào. Ăn nhiều cà rốt không hề tốt, nó có thể khiến bạn bị vàng da, ngộ độc gan, khó tiêu, đầy bụng, táo bón, giảm khả năng sinh sản, gây rối loạn kinh nguyệt và nặng nhất có thể dẫn đến tử vong. Dù vậy các bạn cũng đừng lo lắng quá, theo lời khuyên của các bác sĩ, trung bình mỗi ngày ăn khoảng một nửa củ cà rốt lớn thì không có vấn đề gì. Ngoài cà rốt, các bạn hãy ăn thêm các loại rau củ khác như khoai môn, mướp đắng, hạt sen, khoai tây, củ cải … để bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể nhé.

Như vậy, qua các tác hại của cà rốt chúng ta đã có thể hiểu hơn và biết được ăn nhiều cà rốt có tốt không? Hi vọng với những kiến thức này bạn sẽ không gặp phải bất kỳ vấn đề nào với củ cà rốt và luôn giữ cho cơ thể có một sức khỏe dồi dào với một lối sống lành mạnh.
Cháu bị cận và cháu muốn cải thiện thị lực mắt nên đã uống nước ép cà rốt 2 lần/tuần.Vậy theo bác sĩ thì liệu uông như vậy có giúp mắt sáng lên không ạ?