Mọi người vẫn thường nói măng là loại thực phẩm có độc và thực tế cũng có nhiều người bị ngộ độc sau khi ăn măng. Ngày hôm nay, Mactech sẽ hướng dẫn các bạn cách chế biến măng khô đảm bảo 100% an toàn không bị ngộ độc. Tuy nhiên trước hết chúng ta phải hiểu tại sao măng có độc mà vẫn có thể ăn được, sau đó chúng ta sẽ đưa ra cách chế biến măng khô (tươi) đảm bảo an toàn.
- Cách làm măng khô tại nhà đảm bảo an toàn
- Tác hại của măng tre đối với sức khỏe
- Những lợi ích của măng tre đối với sức khỏe
- Máy sấy thực phẩm tự động

Các nội dung chính trong bài viết
Măng có độc nhưng vẫn có thể ăn
Măng thực tế là mầm của các loại cây họ tre. Trong măng có chứa một chất gọi là glucozit, sau khi đi vào dạ dày, glucozit sẽ phản ứng với dịch tiêu hóa sinh ra acid xyanhydric chính là một loại độc tố có thể gây chết người. Tuy nhiên, do lượng acid xyanhydric này sinh ra không nhiều nên thường nếu bị ngộ độc từ măng chỉ làm cơ thể khó chịu, buồn nôn. Mặc dù trong măng có độc nhưng sau khi chế biến, gần như glucozit có trong măng sẽ bị thải ra bên ngoài và chúng ta hoàn toàn có thể ăn măng mà không bị làm sao.

Cách chế biến măng khô đảm bảo an toàn 100% không bị ngộ độc
Để chế biến măng đảm bảo không bị ngộ độc sau khi ăn rất đơn giản, mặc dù vậy các bạn nên hiểu rõ và không nên bỏ qua bước nào trong các bước chế biến măng khô. Sau đây là 3 bước chế biến măng khô không thể bỏ qua:
Bước 1: Rửa măng
Măng khô thông thường được làm bằng phương pháp phơi khô, tuy nhiên khi phơi không thể tránh khỏi bụi bặm và có thể có một số chất độc hại vô tình bám trên măng. Do vậy, mặc dù các bạn thấy măng khá sạch nhưng vẫn nên rửa thật kỹ. Trong thời gian gần đây, phát hiện một số đơn vị làm măng khô sử dụng lưu huỳnh để làm măng không bị mốc. Do vậy, công đoạn rửa măng này rất quan trọng nhé nó sẽ giúp loại bỏ được một phần nguy cơ gây ngộ độc đáng kể đấy.

Bước 2: Ngâm măng
Sau khi rửa măng, các bạn nên ngâm măng trong khoảng 1 ngày và thay nước thường xuyên (khoảng 2 – 3 lần). Việc ngâm măng này sẽ giúp cho măng không bị chua và khi ngâm độc tố có trong măng sẽ bị hòa tan đáng kể trong nước. Một số website có hướng dẫn là chỉ cần ngâm măng khoảng 4 – 6h là được, thực tế thì mình thấy ở nhà các cụ toàn ngâm măng ít nhất 1 ngày nên nếu không vội các bạn cứ ngâm khoảng 1 ngày cho đảm bảo nhé.

Bước 3: Luộc măng
Sau khi ngâm măng xong, các bạn vớt ra rửa sạch rồi cho vào nồi luộc kỹ (sôi khoảng 15 – 20 phút). Sau khi đun sôi, các bạn nên mở vung nồi ra sẽ tốt hơn nhé vì nếu như trong măng có nhiễm lưu huỳnh thì dưới tác dụng của nhiệt độ sôi lưu huỳnh sẽ bay hơi và theo hơi nước thoát ra ngoài. Đồng thời, luộc măng cũng làm cho phần độc tố còn sót lại trong măng hoàn toàn bị phá hủy. Sau khi luộc măng xong, các bạn vớt măng ra rổ là có thể dùng để chế biến món ăn khác nhau từ măng khô cực kỳ an toàn không sợ bị ngộ độc nhé. Chú ý là nước luộc măng các bạn đổ đi chứ không nên tận dụng để dùng nữa nhé.
Chú ý: Tuy bài viết này nói về cách chế biến măng khô nhưng đối với măng tươi các bạn cũng phải làm tương tự với 3 bước trên để đảm bảo có thể loại hết độc tố có trong măng nhé.

Với 3 bước khá đơn giản trên, hi vọng các bạn không chỉ chế biến được măng khô an toàn mà còn hiểu được tại sao lại phải làm như vậy. Nếu các bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ với bạn bè để mọi người cùng biết và có thể tự tin làm món măng an toàn cho cả nhà nhé.
Ý kiến bạn đọc (0)