Sữa đậu nành là một loại đồ uống rất tốt được làm từ đậu tương nhưng không phải lúc nào cũng nên uống. Những người bị ung thư vú, gout, đầy bụng, … không nên uống sữa đậu nành. Nếu bạn là một người thích uống sữa đậu nành, 10 chú ý cần tránh khi uống sữa đậu nành sau đây sẽ rất hữu ích cho bạn đấy.

Các nội dung chính trong bài viết
10 chú ý cần tránh khi uống sữa đậu nành
1. Không uống sữa đậu nành khi đói
Theo một số nghiên cứu, khi đói mà uống sữa đậu nành không có hại gì cả nhưng sẽ làm cho cơ thể gần như không hấp thu được chất dinh dưỡng có trong sữa. Do vậy, các bạn nên uống sữa đậu nành sau bữa ăn sẽ tốt hơn nhé.

2. Không nên cho đường đỏ (đường nâu) vào sữa đậu nành
Đường đỏ hay một số vùng còn gọi là đường nâu có chưa nhiều axit hữu cơ, chính loại axit hữu cơ này có trong đường sẽ làm cho các chất dinh dưỡng có trong sữa bị phân hủy một cách nhanh chóng. Chắc các bạn sẽ không muốn uống một cốc sữa thơm ngon nhưng không có nhiều dinh dưỡng phải không. Do vậy, nếu các bạn muốn pha thêm đường vào sữa đậu nành hãy tránh dùng các loại đường có màu nâu hay đỏ nhé.
Xem thêm: Một vài đồ ăn thức uống từ đậu nành dân dã mà lại ngon
3. Không nên uống nhiều sữa đậu nành
Cái gì nhiều cũng không tốt và sữa đậu nành cũng vậy. Uống quá nhiều sữa đậu nành trong ngày sẽ làm cho các bạn có thể mắc phải một số triệu chứng như khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy. Theo khuyến cáo của viện dinh dưỡng, mỗi ngày mỗi người chỉ nên uống tối đa 500 ml sữa đậu nành.

4. Không nên ủ sữa đậu nành
Món sữa đậu nành nóng luôn là một lựa chọn tốt cho mùa đông nhưng đừng bao giờ giữ nóng sữa đậu nành để uống dần nhé. Sữa đậu nành sau khi đun xong nên để nguội sẽ giữ được lâu hơn, nếu các bạn ủ nóng hoặc cho vào bình giữ nhiệt sẽ làm sữa đậu nành bị hỏng nhanh hơn và chỉ sau khoảng 3h bạn sẽ thấy sữa có mùi lạ. Do vậy, các bạn hãy bảo quản lạnh sữa đậu nành nhé, nếu bảo quản trong tủ lạnh sẽ để được 2 – 3 ngày đấy. Nếu muốn uống nóng, bạn hãy đem ra hâm nóng để uống riêng thôi nhé.
Xem thêm: Làm đỗ tương sấy giòn bằng máy sấy nhiệt độ cao
5. Không uống sữa đậu nành khi chưa đun sôi
Nhiều bạn có thể không biết, sữa đậu nành khi chưa đun sôi chứa một số chất không tốt cho cơ thể. Nếu uống sữa đậu nành chưa đun sôi nhẹ sẽ bị đau bụng đi ngoài, buồn nôn nặng có thể bị ngộ độc. Vì vậy, khi các bạn tự làm sữa đậu nành tại nhà, hãy đảm bảo rằng bạn đã đun sôi và tốt nhất là đun sôi khoảng 10 phút, trong khi sôi nên mở nắp nồi để một số chất độc hại theo hơi nước bốc hơi khỏi sữa.

6. Khi ăn trứng không nên uống sữa đậu nành
Một cốc sữa đậu nành sau bữa sáng sẽ rất tuyệt vời. Thế nhưng nếu bạn vừa ăn trứng thì đừng nên uống sữa đậu nành nhé. Tại sao ư? Vì trong sữa đậu nành có trypsin, khi trypsin kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng trong cả sữa đậu nành và trứng. Do vậy, nếu bạn đã lỡ ăn trứng và vẫn muốn uống sữa đậu nành thì hãy cố chờ khoảng 1h sau nhé. Khi đó uống sữa đậu nành sẽ tốt hơn.
Xem thêm: Máy sấy đỗ tương, sấy chín giòn không cần rang
7. Chú ý bổ sung kẽm khi uống sữa đậu nành thường xuyên
Sữa đậu nành có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, tuy nhiên nó cũng không phải vạn năng và ở một số mặt nào đó thì còn có hại cho cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những người có khẩu phần ăn giàu đậu nành thường xuyên bị thiếu vi chất kẽm trong cơ thể. Sau khi phân tích thành phần hóa học trong sữa đậu nành, các nhà khoa học đã khẳng định việc sử dụng sữa đậu nành thường xuyên sẽ làm cơ thể bị thiếu kẽm do saponin hormone và lectin có trong đậu nành làm ức chế quá trình hấp thu kẽm của cơ thể. Chính vì vậy, nếu bạn thường xuyên uống sữa đậu nành, hãy chú ý bổ sung vi chất kẽm thường xuyên và nếu bạn đang trong tình trạng thiếu kẽm thì nên hạn chế uống sữa đậu nành.

8. Không uống cùng kháng sinh
Một số loại thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline và erythromycine không nên uống cùng sữa đậu nành. Tetracycline và erythromycine có trong thuốc sẽ phân hủy hầu hết các chất dinh dưỡng có trong sữa. Do vậy, khi uống thuốc nói chung, các bạn nên uống bằng nước lọc và nên để khoảng 1h sau mới nên uống các loại nước trái cây hay sữa khác.
Xem thêm: Máy sấy hạt đậu nành, sấy khô nhanh, giòn tan, màu vàng đẹp
9. Một số bệnh không nên uống sữa đậu nành
Theo lời khuyên của nhiều bác sỹ và cả các lời khuyên của các danh y, những người thể chất kém, tinh thần mệt mỏi, bị bệnh Gout (Gút) nên tránh sử dụng sữa đậu nành vì nó dễ dẫn đến nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, dù chưa có những chứng minh cụ thể nhưng các bệnh nhân bị ung thư vú cũng không nên uống sữa đậu nành vì có tỉ lệ làm cho bệnh thêm trầm trọng.
Chú ý: Tuy không phải bệnh nhưng cũng phải nói ra để chị em tránh đó là trong kỳ kinh nguyệt chị em không nên dùng sữa đậu nành nhé. Sữa đậu nành có chứa nhiều hoocmon nữ sẽ làm cho kỳ kinh bị kéo dài và “đau” hơn so với bình thường (>_<).

10. Trẻ nhỏ không nên uống nhiều sữa đậu nành
Nếu các bạn để ý kỹ sẽ thấy trên bao bì của các hộp sữa đậu nành được bán có ghi rõ không dùng cho trẻ em từ 1 – 5 tuổi. Nguyên nhân vì trong sữa đậu nành có chứa nhiều hoocmon nữ, trẻ em uống nhiều sữa đậu nành dễ mắc phải một số triệu chứng như mô ngực to, dậy thì sớm và rối loạn hoocmon.
Với 10 chú ý cần tránh khi uống sữa đậu nành trên, có một số chú ý không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nhưng cũng có những chú ý các bạn nên nhớ vì có thể sẽ ảnh hưởng cực kỳ không đến đến sức khỏe. Hãy uống sữa một cách lành mạnh và đúng cách để có một sức khỏe tốt nhé.
Ý kiến bạn đọc (0)